Khi
những tranh luận chung quanh việc ĐH Tôn Đức Thắng đòi quyền bổ nhiệm giáo sư,
một số người trong Hội đồng Nhà nước và vài trường đại học phản đối kịch liệt,
vì họ cho rằng cái chức danh giáo sư / phó giáo sư do Nhà nước phong cho họ là
cao quí, và qui trình nghiêm ngặt. Nhưng đọc bài dưới đây, "Hắn làm phó
giáo sư ..." (1), thì thấy cái nhếch nhác trong qui trình
"phong" chức danh giáo sư của cái hội đồng đó. Tác giả không nói thẳng,
nhưng tôi thì hiểu rằng đó là một qui trình hối lộ, là mua bán chức danh, tức
là thối nát.
Sunday, November 29, 2015
Saturday, November 28, 2015
Kĩ nghệ thần tượng hoá: Đọc tranh tuyên truyền của Tàu
Trong
thế giới cộng sản cũ, người ta có hẳn một kĩ tạo chuyên tạo nên những thần tượng
(nói theo tiếng Anh là cult). Kĩ nghệ thần tượng hoá này, một nhánh trong cái kĩ nghệ lớn hơn có tên là "tuyên truyền", xuất phát từ Liên Xô cũ, rồi lan dần sang Tàu, nơi mà kĩ nghệ này được hoàn
thiện và chuyển giao cho các nước nhỏ hơn (như Việt Nam chẳng hạn). Thành ra,
nhìn những kĩ thuật tuyên truyền của Tàu chúng ta cũng có thể biết được căn cơ
đằng sau hiện tượng thần tượng hoá ở VN.
Labels:
kĩ nghệ tuyên truyền,
Mao Trạch Đông,
thần tượng hoá
Friday, November 27, 2015
Nên để các trường bổ nhiệm giáo sư
Báo
infonet.vn có nhã ý phỏng vấn tôi về những vấn đề chung quanh việc Trường ĐH
Tôn Đức Thắng ban hành qui trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm chức vụ giáo sư. Bước
đi của ĐH TĐT đã gây ra một cuộc thảo luận khá ồn áo trên báo chí, với nhiều ý
kiến có khi trái chiều. Nhưng tôi thấy rất nhiều ý kiến phản đối có vẻ rất cảm
tính và chẳng có chứng cứ gì cả. Ở đây, tôi bày tỏ những ý kiến của tôi về việc
này.
Khoe nghiên cứu mới: Béo phì ở bệnh nhân thoái hoá khớp
Định
không viết gì về cái nghiên cứu mới công bố, nhưng thấy tập san báo là bài báo
được nhiều người đọc, nên tôi muốn có vài dòng "khoe". Số là nhóm
chúng tôi ở VN mới công bố một nghiên cứu về béo phì và thoái hoá khớp gối trên
Calcified Tissue International (1). Đây cũng là một ví dụ tiêu biểu về cách đặt
câu hỏi nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.
Thursday, November 26, 2015
Một trường hợp gian lận khoa học hi hữu
Tôi mới
đọc tập san BMJ số mới nhất, trong đó có bài viết về trường hợp gian lận khoa học
liên quan đến Bs Ranjit Chandra (người gốc Ấn Độ), cựu giáo sư của trường Đại học
Memorial (Canada) (1). Chandra còn là một nhà khoa học dinh dưỡng lừng danh thế
giới. Nhưng tiếc thay, ông lại là một trong những "con cừu đen" (đen
nhất) trong thế giới y khoa.
Wednesday, November 25, 2015
Lại chuyện bổ nhiệm giáo sư
Báo
infonet.vn đi một loạt 3 bài liền chỉ trích việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng
(TDTU) ban hành qui chuẩn về bổ nhiệm và đề bạt giáo sư. Cả ba bài trích dẫn ý
kiến của 3 người đều gay gắt cho rằng TDTU chưa đủ tư cách để bổ nhiệm giáo sư,
và lại có người như là hằn học cho rằng TDTU chỉ chạy theo hư danh. Báo
infonet.vn không có ý kiến ngược chiều! Kể ra cũng là cách làm báo thú vị.
Nhưng ở đây, càng thú vị hơn khi cả 3 người đều tự chứng tỏ rằng họ hoặc là
sai, hoặc là hiểu không đúng, hoặc chỉ đơn giản là … không biết mình đang nói
gì!
"Không có vắc-xin an toàn 100%" - lời giải thích khó thuyết phục
Chuyện
an toàn vắc-xin lại lên báo, vì tháng qua lại có thêm 2 ca tử vong, và công
chúng và đại biểu Quốc hội bức xúc. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, bà
Bộ trưởng Y tế nói rằng "Không có vắc-xin an toàn 100%" (1). Câu này
đúng, nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, đó là câu trả lời xưa lắm rồi, và không giải
thích được tại sao có khá nhiều trẻ em chết sau khi được tiêm Quivaxem.
Quan chức Tây, quan chức Ta
Phải
nói là câu chuyện ông chủ tịch tỉnh An Giang "kênh kiệu" làm tôi suy
nghĩ hoài. Thái độ của ông (và của nhiều quan chức khác ở VN) khác quá xa so với
thái độ và ứng xử của giới chính khách phương Tây. Chiều nay đọc được câu chuyện
Tổng thống Obama bị chửi trên Twitter, chuyện ông thủ tướng Phần Lan phải ngồi
trong toilet máy bay, tôi lại liên tưởng đến hành xử của ông chủ tịch tỉnh An
Giang và các quan chức VN nói chung.
Monday, November 23, 2015
“Ta mất người như người đã mất tên”
Nhân
thấy một vài bạn bàn rôm rả về việc dùng chữ “Sài Gòn” cho TPHCM, tôi nhớ đến
hai người thi sĩ lừng danh có những sáng tác liên quan đến việc thay tên đổi họ
thành phố: Vũ Hoàng Chương và Nguyễn Đình Toàn. Một người sáng tác câu "Đồng khởi vùng lên mất Tự do", một
người sáng tác bài "Sài Gòn niềm nhớ
không tên". Cái note này có thể xem như là một bổ sung cho cuộc bàn thảo
đó, vì tôi nghĩ có vài thông tin mới đối với một số bạn.
Labels:
Đổi tên đường,
Nguyễn Đình Toàn,
Sài Gòn,
Vũ Đình Chương
Sunday, November 22, 2015
Tìm bạn (Doanh Nguyễn) ở Úc
Một người bạn bên Mĩ
tên là Hoàng Quyền (trước đây định cư ở Canada) đang tìm một người bạn thời niên thiếu ở trại tị nạn tên là Doanh Nguyễn. Theo tin anh Quyền nhận
được là Doanh Nguyễn theo học engineering ở Sydney, nhưng hai người đã mất liên
lạc hơn 15 năm nay. Do đó, anh Quyền nhờ tôi đăng hình này để hi vọng sẽ có bạn
kết nối lại hai người.
Saturday, November 21, 2015
Nhân câu chuyện Elizabeth Phú: Chính quyền hẹp hòi và vô nhân đạo?
Sáng
nay đọc thấy một bản tin hay, và nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài cảm nghĩ cá
nhân về tình cảnh người tị nạn. Ít ai biết rằng trong đoàn tuỳ tùng của Tổng thống
Obama trong cuộc họp thượng đỉnh tại Mã Lai có một người là cựu "thuyền
nhân" Việt Nam: Elizabeth Phú. Câu chuyện của Elizabeth (1) làm cho chúng
ta phải suy nghĩ đến thái độ xua đuổi người tị nạn Bắc Hàn của chính quyền Việt
Nam, mà theo tôi, là một thể hiện của sự hẹp hòi và có phần vô nhân đạo.
Văn hoá bộ lạc trong khoa học
Câu
chuyện chung quanh bài báo mới đây của ông Angus Deaton (Giải Nobel Kinh tế học
2015) là một minh chứng cho cái mà tôi hay gọi nôm na là “văn hoá bộ lạc” (tribal
culture) trong khoa học. Cho dù anh có giải Nobel, nhưng chưa chắc anh được bộ
lạc khác công nhận và ghi nhận. Khoa học đánh giá trên giá trị khoa học, chứ
không phải giải thưởng.
Thursday, November 19, 2015
Tản mạn 20/11: Một kiểu phạt mất nhân tâm
Nhân
ngày 20/11 này (*), có lẽ nên dành vài dòng để nói về sự kiện một cô giáo ở An
Giang bị phạt 5 triệu đồng chỉ vì chị ấy viết ra cảm nhận cá nhân (trên
facebook) về thái độ của ông chủ tịch tỉnh (1). Sự kiện chỉ làm cho cái khoảng
cách giữa quan và dân ngày càng xa hơn. Ngân sách vốn đã èo uột của Nhà nước có
thể giàu thêm 10 triệu, và ông chủ tịch có thể hả dạ vì thắng cuộc, nhưng cái hố
căm ghét đã được đào sâu thêm. Và, phe thắng cuộc của ông chỉ thất bại trong việc
thu phục nhân tâm.
Wednesday, November 18, 2015
Giới khoa học Nga cũng là nạn nhân của tập san dỏm!
Mới đọc một báo cáo về tập san dỏm của một tác giả Nga (1), tôi mới biết
mấy bác bên đó cũng là nạn nhân của tập san dỏm (predatory journals)! Trước đây
thì giới khoa học Phi châu, Trung Đông, Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, đã là nạn
nhân của mấy tập san dỏm. Nhưng không ngờ Nga, nơi mà nền khoa học lâu đời và
có tiếng, mà cũng bị mấy tập san dỏm lường gạt!
Louis Pasteur nói thế (nhưng không nói thế)
Hôm qua,
đọc bài báo thấy một vị giáo sư trích dẫn một câu của Louis Pasteur làm tôi ngờ
ngợ, vì nghe quen quen mà không quen. Chiều về kiểm tra lại thì thấy câu trích dẫn không đúng. Vị giáo sư đó nói: “Tôi xin nhắc lại câu nói nổi tiếng của nhà
bác học Pháp Louis Pasteur ‘Khoa học không có tổ quốc, nhưng nhà khoa học phải
có một Tổ quốc’ để thấy trách nhiệm quốc gia và quốc tế của nhà khoa học thời hội
nhập quốc tế ngày nay” (1). Thật ra, ông Pasteur không có nói câu đó!
Tuesday, November 17, 2015
VN có lạm phát giáo sư không: Một cái nhìn khác
Theo
bài này (1) thì không có chuyện lạm phát giáo sư ở Việt Nam. Nhưng theo nhiều
bài trước đây, kể cả ý kiến của bác Phạm Duy Hiển (2) thì có: Việt Nam có lạm
phát giáo sư. Tôi thì nghĩ câu hỏi đó không hẳn là một câu hỏi tốt. Vấn đề lạm
phát hay không còn tuỳ thuộc vào phẩm chất của giáo sư, qui trình phong chức
danh giáo sư, và trình độ phát triển khoa học & công nghệ.
Monday, November 16, 2015
Giới thiệu nghiên cứu VOS
Tôi muốn giới thiệu đến các bạn một công trình nghiên cứu
của chúng tôi có tên là VOS (Vietnam Osteoporosis Study). Tuy tên là loãng
xương, nhưng trong thực tế, chúng tôi mở rộng sang các lĩnh vực liên quan nữa. Ở
đây, tôi muốn kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn và gia đình cho dự án VOS.
Sunday, November 15, 2015
Khủng bố Paris: Nhớ lại dự báo của Samuel Huntington
Vụ khủng
bố ở Paris lại thêm một bằng chứng nữa về cái mà nhiều học giả uy tín từng nói
đến: Vấn đề Hồi giáo. Đó là vấn đề mà học giả Samuel Huntington đã viết thành một
cuốn sách nổi tiếng nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tôi vẫn nghĩ cho đến
nay, những tiên đoán của giáo sư Huntington về sự xung đột giữa thế giới phương
Tây và Hồi giáo dần dần trở thành hiện thực -- một cách đáng sợ.
Saturday, November 14, 2015
Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015)
Một
trong những ngôi sao sáng nhất trong thời kì vàng son nhất của tân nhạc miền
Nam là Nhạc sĩ Anh Bằng đã qua đời ở California. Ông thọ 90 tuổi. Ông đã để lại
cho đời khoảng 600 bài nhạc, trong đó có những ca khúc đã và sẽ đi cùng năm
tháng.
Friday, November 13, 2015
Kì thị dân Nam?
Chuyện
một vài nhà hàng, quán ăn, taxi, dịch vụ, v.v. ngoài Bắc "chặt" khách
dựa vào giọng nói (đặt biệt là giọng Nam kì) thì không có gì là bí mật. Nhưng đọc
câu chuyện của bạn đọc Tô Thanh trong bài này (1) tôi thấy y như trải nghiệm của
tôi ở Hà Nội vài năm trước đây.
Thursday, November 12, 2015
Bảy tội lỗi xã hội
Mahatma
Gandhi là một chính khách vĩ đại, một nhà hiền triết của Ấn Độ, người được Liên
hiệp quốc vinh danh thật sự (chứ không phải như trường hợp ông HCM). Chẳng hiểu
sao mỗi khi nghĩ về hiện tình của đất nước làm tôi nhớ đến Gandhi, người đã từng
cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi là Bảy Tội Lỗi Xã Hội (Seven Social Sins)
mà ông viết ra từ năm 1925, đúng 90 năm trước:
Tản mạn: Hạt bụi và róc mía
Tôi sẽ
giải thích cái tựa đề lạ lùng [của cái note này] sau, nhưng hãy đọc tin thời sự
cái đã. Thế giới mạng dậy sóng mỉa mai về lời giải thích của ông đại tá công an
Hà Nội (vì xe của 2 luật sư gây ra bụi, nên hai luật sư [biện hộ của nạn nhân Đỗ
Đăng Dư] bị côn đồ hành hung trước đám đông giữa ban ngày). Một vị đại biểu Quốc
hội bình luận rằng nếu chỉ vì bụi xe mà hành hung luật sư thì xã hội sẽ loạn
(1). Nhà văn Phạm Đìnhh Trọng, và cũng là một cựu đại tá trong quân đội, gọi đó
là "vở diễn tồi" (2). Nhưng sự kiện làm tôi liên tưởng đến ... hạt bụi.
Tuesday, November 10, 2015
Kì thị trong khoa học
Trong
khoa học cũng có kì thị. Có lẽ các bạn ngạc nhiên về nhận định đó, nhưng kinh
nghiệm thực tế của tôi cho thấy sự kì thị hiện hữu dù hơi tinh vi. Kể từ những
ngày tôi giúp các đồng nghiệp bên Việt Nam trong nghiên cứu và công bố quốc tế,
tôi mới trải nghiệm được sự kì thị. Mình phải biết để đối phó, và nếu cần thì
phản đối.
Terror in Little Saigon
NVT: Xin giới thiệu đến các bạn một thiên phóng sự rất đáng chú ý về những cái gọi
là "khủng bố" xảy ra ở khu Sài Gòn Nhỏ vào thập niên 1980, do kí giả
A. C. Thomson thực hiện. Trong thời gian đó, đã có 5 kí giả Việt Nam bị ám sát
chết: Dương Trọng Lâm (bị bắn chết tại San Francisco, 1981); Nguyễn Đạm Phong
(bị ám sát vào năm 1982, tại Houston); Phạm Văn Tập (bị chết ngộp trong nhà/văn
phòng tại Garden Grove, 1987); Đỗ Trọng Nhân (bị bắn chết trong xe ở Virginia 1989); Lê Triết (bị bắn chết tại Virginia). Cho đến
nay, các cơ quan công quyền Mĩ vẫn không tìm ra thủ phạm. Cuộc điều tra kéo dài
nhiều năm, nhưng cũng đi vào hồi kết vào cuối thập niên 1990, và chưa có ai bị
bắt. Phóng sự này đi tìm thủ phạm, nhưng vẫn không chắc chắn tìm ra ai, dù kí
giả có vẻ chỉ tay về phía "Mặt trận". Người của "Mặt trận"
thì quả quyết là không có dính dáng vào những vụ ám sát đó. Đây là bài viết (rất hay!),
còn thiên phóng sự đã được trình chiếu trên hệ thống truyền hình CPB
(Corporation for Public Broadcasting) vào cuối tháng 10/2015.
http://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/criminal-justice/terror-in-little-saigon/transcript-92/
Tại sao học R: vấn & đáp
Mới
post cái note về lớp học mà có nhiều bạn gửi email hỏi han. Tôi sẽ cố gắng trả
lời chung cho các bạn về lớp học sắp tới đây. Có vài câu hỏi tế nhị, nhưng tôi
không ngần ngại trả lời cho các bạn (miễn là hỏi lịch sự :-)).
Monday, November 9, 2015
Một ý tưởng Apartheid dựa trên kim tiền
Thoạt
đầu, đọc tựa đề bài báo "Phải cách li người nghèo ra khỏi người giàu"
(1) tôi không tin, vì nghĩ chắc phóng viên trích dẫn sai hay ra khỏi văn cảnh,
thế nhưng đọc bài thì quả thật đó là ý kiến của một đại gia bất động sản! Thật ra, ông này từng có những phát biểu tôi rất tâm đắc, nhưng lần này thì ông nói khó nghe quá, có thể cách chọn chữ chưa tốt chăng? Hi vọng rằng VN mình không có những "hậu duệ" của những tên kì thị Apartheid
khét tiếng ở Nam Phi thời xưa.
Saturday, November 7, 2015
Nhật kí Tập Cận Bình
Thế là
họ Tập đã ghé thăm Việt Nam. Có lẽ đó là một trong những chuyến công du êm ái
nhất của ông. Tôi dù ở rất xa quê nhà, nhưng cũng cố ghi lại vì dòng nhật kí để
làm thông tin tham khảo sau này. Những thông tin mà tôi muốn ghi lại là về bà
phu nhân của ông Tập, những phát biểu "đại cục" của ông ấy, và cách
mà phía VN tiếp ông ấy ...
Labels:
khách của dân,
khách của đảng,
lễ tân,
tập cận bình
Friday, November 6, 2015
Thông báo số 2 về khoá học "Phân tích dữ liệu với R"
Tôi rất hân hạnh thông báo cùng các
bạn xa gần là khoá học 12 ngày về phân tích dữ liệu khoa học sẽ được tiến hành
tại Đại học Tôn Đức Thắng, bắt đầu từ ngày 20/12/2015 đến 31/12/2015. Nếu các bạn
có nhu cầu theo học, các bạn nên đăng kí ngay từ bây giờ, vì ngày hết hạn đăng
kí là 1/12/2015. Cũng như năm ngoái, Trường sẽ không nhận thêm đăng kí sau ngày
đó.
Thursday, November 5, 2015
Lãnh đạo trong khoa học: cái nhìn của Đông và Tây, và bài học cho chúng ta
Trong
cái note trước tôi có đề cập đến một vài con số về sự thiệt thòi của giới khoa
bảng Á châu mà có lẽ nhiều bạn không để ý. Tôi chợt có cảm hứng chia sẻ vài cảm
nhận của tôi về đặc tính lãnh đạo theo quan điểm Đông và Tây, và tôi nghĩ nó có
thể giải thích tại sao chúng ta -- người Á Đông -- bị thiệt thòi trong khoa bảng
ở phương Tây.
Wednesday, November 4, 2015
Thoi thóp trái tim miền Biển Hồ. miền Tây đau thắt ngực
Mối nguy cơ lơ lửng
trên đầu cư dân miền Tây lại trở thành vấn đề thời sự. Theo Gs Nguyễn Ngọc
Trân, trong một báo cáo mới đây của Ủy ban sông Mekong Việt Nam có đoạn viết rằng “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông
Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”! Gs Trân cho rằng đó là một kết luận nguy hiểm.
Và, tôi muốn thêm rằng đó cũng là một kết luận thiếu trách nhiệm. Bài dưới đây
của Bs Ngô Thế Vinh (California), người dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu
về những tác động của những con đập của Tàu ở thượng nguồn, cung cấp thêm thông
tin thực tế để hiểu tại sao nhận định của Gs Trân là đúng.
Labels:
Biển Hồ,
Miền Tây và Sông Cửu Long,
Nguy cơ miền Tây
Tuesday, November 3, 2015
Nhật kí hội nghị: Tình cầm và tình đồng nghiệp
Mấy
ngày qua tôi đi phó hội ở Tasmania. Năm nay là hội nghị khoa học thường niên lần
thứ 25 của Hội nghiên cứu về xương của Úc và Tân Tây Lan (ANZBMS). Như là một
thói quen, lần đi nào tôi cũng cố gắng ghi lại vài quan sát cá nhân, trước là
làm nhật kí, sau là chia sẻ cùng bạn đọc xa gần. Tôi gọi cái note này là
"tình cầm và tình đồng nghiệp" để nói đến hai câu chuyện dưới đây ...
Subscribe to:
Posts (Atom)